Sachi là giống cây công nghiệp được nhiều người chọn để trồng trong thời gian gần đây. Đây là cây trồng mang lại giá trị cao về mặt kinh tế cho người nông dân. Ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Nam Mỹ được trồng và khai thác khá nhiều về giống cây này. Cùng tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây Sachi nhé!
Mục Lục
Ưu điểm của cây Sachi
Loại dầu từ cây Sacha inchi rất tốt và an toàn chỉ cần ép bàng phương pháp thủ công là có thể sử dụng ngay (làm thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho tất cả mọi người,…) mà không cần qua bất kỳ một khâu chế biến nào khác.

Trái Sachi dùng để ép dầu
Cây Sachi rất dễ trồng và có thể trở thành loài cây công nghiệp quý giúp nhiều hộ nông dân có thể nâng cao thu nhập.
Cây giống Sachi tính từ thời điểm trồng 2 năm là đã bắt đầu vào tuổi thu hoạch . Nếu chăm sóc đúng theo kĩ thuật tuổi thọ trung bình cây sachi lên đến 20 năm .
Giống Sachi cho thu hoạch tôt , giá bán trên thị trường có thể đạt từ 50-60 nghìn/kg. Sản lượng thu hoạch có thể lên đến 4 tấn/ha
Đặc biệt sa hi có thê cho thu hoạch quanh năm do đó tránh được hiện tượng được mùa mất giá đang làm ảnh hưởng kinh tế nông nghiệp hiện nay
Kỹ thuật trồng cây Sachi
Điều kiện khí hậu trồng cây sachi
Là cây trồng có nguồn gốc ở rừng rậm nhiệt đới Amazon của đất nước Peru. Cây sachi ra hoa sau 5 tháng tuổi và khoảng 8 tháng tuổi bắt đầu cho hạt.

Kỹ thuật trồng cây Sachi
Cây Sachi là có khả năng thích nghi rộng, không yêu cầu cao về kỹ thuật canh tác, chu kỳ kinh tế dài (20-30 năm).
Sachi thích hợp với sinh thái vùng khí hậu nhiệt đới ẩm; sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ 10-36. C, nhiệt độ thích hợp từ 22-32 độ,C, độ ẩm 78%, lượng mưa đạt 850-1.500 mm, độ cao dưới 1.700m. Sachi ưa đất tơi xốp dễ thoát nước, không chịu được ngập úng, có hàm lượng hữu cơ cao. Đặc biệt thích hợp với trồng xen dưới tán rừng thưa có tầng đất mặt sâu.
Khoảng cách và mật độ trồng
Tùy theo điều kiện đất đai và khả năng thâm canh lựa chọn khoảng cách và mật độ trồng phù hợp, mật độ trồng như sau: 2,5×2,5m (1.600 cây/ha), 2,0×3,3 m (1.667 cây/ha), 2,5×3,3 m (1.333 cây/ha), 3×3 m (1.111 cây/ha).
Chuẩn bị đất trồng
Làm sạch cỏ dại, san cho mặt đất bằng phẳng, lên luống bón vôi bột xử lý đất. Đối với vùng rừng, đồi có độ dốc thấp ta chỉ cần san mặt bằng và đào hố trồng. Trên các địa hình đất dốc nên làm các gờ cản nước tránh xói mòn, rửa trôi. Trên các vùng đất quá bằng phẳng cần làm các rãnh tiêu thoát nước
Làm giàn
Sachi thân leo nên cần làm giàn. Làm giàn kiểu chữ T để ánh sáng tiếp xúc bề mặt tán lớn, giúp Sachi phát triển tốt, hạn chế nấm bệnh. Nên làm giàn cao 1,5-1,8m với các trụ tre, gỗ hoặc bê tông, bên trên căng 2 hàng dây thép với khoảng cách từ trên xuống cách nhau 50cm cho cây leo.
Cọc có đường kính từ 5-6 cm, chiều dài 2-2,2 m, đóng sâu khoảng 40-50 cm, dây thép có bọc nhựa. Ở hai đầu luống đóng bổ sung cọc to để néo các cọc trong hàng lại với nhau).

Cách làm dàn cây Sachi
Thời vụ và cách trồng
Cây sachi có thể trồng quanh năm, nhưng thời điểm trồng thích hợp nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Dùng dao sắc cắt bầu nilon, đặt cây con xuống giữa hố, lấp đất nhẹ xung quanh gốc vừa đủ chặt. Sau trồng nếu không có mưa cần tưới nước để giữ ẩm.Kiểm tra và dặm bổ sung cây chết để đảm bải mật độ, sự đồng đều của vườn.
Bón phân
– Bón lót: (5-10 kg phân chuồng hoai + 0,25 kg lân + 0,3 kg bột vôi+ 10-20g Tricho Nema)/hố. Trộn đều với lớp đất mặt đưa xuống dưới hố sau đó lấp đất lên trên.
– Bón thúc: Trong 6 tháng đầu, tùy theo tình hình sinh trưởng của cây (biểu hiện qua mầu sắc lá và sự phát triển của ngọn) mà bón phân cho hợp lý.
– Thời kỳ ra hoa, mang quả: Bón (0,1-0,2 kg NPK 15:15:15-TE + 0,5-1 kg hữu cơ)/cây, bón ở vùng rễ cây tập trung 1-2 lần/tháng khi đất đủ ẩm.
Chăm sóc cây Sachi
– Tưới nước: Cây sachi là loại cây cần ẩm nhưng không chịu úng, vì vậy tùy vào đất nếu thấy khô thì ta tưới nước cho cây, nhất là vào mùa khô cần tưới đủ lượng nước để giúp cho cây phát chồi, ra hoa và đậu quả liên tục. Ở giai đoạn kết trái và phát triển trái nếu thiếu nước sẽ làm rụng hoa trái hoặc hoa trái teo lại.

Cách chăm sóc cây Sachi
– Cắt tỉa, tạo tán: Khi cây bắt đầu leo ta cố định ngọn cây vào cọc để cây có thể bám chắc vào cọc và dây thép. Khi cây đã sinh trưởng tốt, có thể cắt bỏ các cành ở tầng thấp và những cành không hiệu quả để tập trung dinh dưỡng cho cây hạn chế sâu bệnh, nên tiến hành cắt tỉa vào tháng 5 và tháng 11.
– Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên thăm vườn, nếu xuất hiện sâu bệnh cần chữa trị kịp thời. Phòng trừ dịch hại tổng hợp, quản lý tổng hợp vườn cây, thực hành sản xuất tốt là rất quan trọng để nâng cao chất lượng và không bị tồn dư hóa chất trong hạt.
– Tuyến trùng và bội nhiễm nấm thối rễ: Là dịch hại quan trọng trên Sachi, gây giảm sức sống và ảnh hưởng đến hoa quả. Chúng tấn công các gốc, rễ hình thành các nốt sần hoặc u vết thương, thối nhũn rễ,… cây ốm yếu, thậm chí làm cho cây bị chết. Để kiểm soát tuyến trùng hiệu quả cần tăng cường bón phân hữu cơ hoai và vi sinh đối kháng, không trồng trên đất cát, đất bí úng, hay đất bị tuyến trùng nặng phá hoại cây trồng.
Cây Sachi có thể được trồng quanh năm nhưng nên trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu. Thông thường người nông dân thường trồng cây khi bắt đầu vào mùa mưa.
Đây là một trong những cây trồng công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, các lại cây nông nghiệp khác như cà phê, tiêu, ca cao,… đang bị trượt giá thì Sachi cũng là một trong những hướng đi mà người nông dân cũng có thể cân nhắc.
Xem thêm: Kỹ thuật trồng nghệ đen làm dược liệu